Chuyên gia chia sẻ về nghiệp vụ Buồng phòng trong khách sạn 5 sao

Khối buồng phòng được gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là Housekeeping. Đây là bộ phận đặc biệt quan trọng và chiếm tới 60% tổng doanh thu của khách sạn. Với ngành nghề này, cơ hội thăng tiến là gì? Làm thế nào để phát triển cùng ngành?

Để các bạn học sinh và phụ huynh có cái nhìn toàn diện hơn về nghề Buồng phòng, trường Quốc tế CHM đã có buổi gặp gỡ với chị Nguyễn Bích Nhung – Quản lý khối lưu trú khách sạn Hilton Hanoi Opera tại sự kiện hướng nghiệp ngành Khách sạn – Ẩm thực tại cơ sở chính của trường.

        Chị Nguyễn Bích Nhung – Room Division Manager tại Hilton Hanoi Opera

  • Chào chị Bích Nhung. Thưa chị, lý do gì đưa chị đến với ngành này?

Một sự ngẫu nhiên là đúng vào thời gian tốt nghiệp đại học, một khách sạn quốc tế 4 sao đầu tiên tại Hạ Long – quê hương của tôi đăng tuyển nhân viên để chuẩn bị mở cửa. Khi đó, tôi cũng chưa có định hướng rõ ràng cho bản thân, nhưng mong muốn được thử sức và được làm việc trong môi truờng quốc tế. Sau một thời gian làm việc mình thấy yêu công việc và quyết định sẽ phát triển sự nghiệp trong ngành công nghiệp không khói này .

  • Nghề Buồng phòng có vất vả không, thưa chị? Và một nhân viên buồng phòng cần những phẩm chất gì?

Nghề buồng phòng nói thực thì khá vất vả. Một trong những tiêu chí quan trọng đo lường thương hiệu của khách sạn, đẳng cấp của chủ đầu tư là sự hài lòng của khách hàng về cách bài trí trong khách sạn, về môi trường sạch sẽ và thái độ tận tình, hiếu khách của nhân viên… Bởi thế, ở đâu có đội ngũ nhân viên housekeeping chuyên nghiệp ở đó có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Không trực tiếp nhận thông tin và làm việc với khách hàng như các bộ phận khác trong khách sạn, nhưng housekeeping lại chịu những áp lực không kém từ công việc của mình. Tuy nhiên, tùy theo suy nghĩ của mỗi người mà có thể tìm được niềm vui trong công việc. Nếu bạn đam mê nghề thì bất cứ khó khăn nào cũng là động lực để bạn cố gắng và dễ dàng vượt qua.

Một nhân viên buồng phòng đòi hỏi phải trung thực, thật thà, nhiệt tình, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và có tinh thần tiết kiệm.

   Chị Nguyễn Bích Nhung tại sự kiện hướng nghiệp ngành Khách sạn – Ẩm thực tại                                                       trường Quốc tế CHM.

  • Vậy lộ trình thăng tiến trong nghề Buồng phòng là gì?

Cũng như những ngành nghề khác, bạn sẽ bắt đầu ở vị trí Nhân viên => Nhân viên cấp cao => Giám sát => Giám sát cấp cao => Trợ lý bộ phận Buồng => Trưởng bộ phận Buồng.

  • Có rất nhiều người e ngại, thậm chí định kiến khi bắt đầu với nghề này? Chị nghĩ lý do là đâu? Và các bạn trẻ có nên theo nghề này hay không?

Khi bắt đầu với nghề này, một số người sẽ cảm thấy e ngại, mặc cảm với nghề. Theo tôi, đa phần là do tác động từ dư luận và các mối quan hệ xã hội. Hơn nữa, việc chưa được định hướng nghề nghiệp hay định hướng còn thiếu chi tiết khiến cho các bạn trẻ và thậm chí là phụ huynh các em còn e ngại về nghề này.

Các bạn có thể thấy được với tình hình hiên nay, nguồn nhân lực cần thiết cho ngành khách sạn nói chung và nghề buồng phòng nói riêng đang ở mức độ khan hiếm trầm trọng. Với quan điểm cá nhân thì tôi ủng hộ việc các bạn trẻ có đam mê đi theo nghề Buồng phòng. Tôi tin rằng bạn sẽ ở vị trí rất cao nếu bạn hiểu rõ đam mê và không ngừng cố gắng theo đuổi.

Xin cảm ơn chị!

Hoạt động chính của kinh doanh lưu trú nói riêng và kinh doanh khách sạn nói chung là kinh doanh dịch vụ buồng ngủ.

– Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn: bộ phận buồng là một trong những bộ phận chủ yếu mang lại doanh thu cho khách sạn. Theo thống kê ở Việt Nam, bộ phận buồng chiếm 60% tổng doanh thu của khách sạn, tiếp đến là bộ phận nhà hàng và các dịch vụ khác.

Bộ phận buồng là bộ phận dẫn khách cho bộ phận khác hoạt động có hiệu quả. Nhờ vào lưu lượng khách lưu trú tại khách sạn mà các dịch vụ khách phục vụ khách cũng được mở rộng và phát triển: ăn uống, massage, làm visa, business center, sẽ tăng cường doanh thu cho khách sạn. Khách của khu vực bộ phận buồng cũng là khách của dịch vụ bổ sung. Khu vực buồng khách còn là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động sống tuỳ thuộc vào số lượng buồng khách và số lượng dịch vụ bổ sung.

– Đối với khách du lịch: buồng ngủ của khách sạn là nơi đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của khách. Vì đó là điều kiện tốt nhất để khách nhanh chóng lấy lại sức khoẻ sau một ngày đi tham quan du lịch hoặc làm việc mệt nhọc.

Thời gian sinh hoạt của khách ở bộ phận này nhiều hơn các bộ phận khác trong khách sạn, vì vậy nhiệm vụ của nhân viên phục vụ buồng là đáp ứng tất cả các dịch vụ bổ sung mà khách sạn có cho khách tuỳ thuộc vào khả năng thanh toán của từng người, đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người và an ninh, an toàn và đầy đủ tiện nghi cho khách.

Do vậy mà cố gắng của nhân viên buồng là cung cấp cho khách một buồng ngủ theo ý muốn, điều đó sẽ gây một ấn tượng trực tiếp đối với khách trong suốt thời gian lưu trú. Chính thái độ nhiệt tình, chu đáo thể hiện sự quan tâm tới khách làm cho bất kỳ người khách nào cũng có những cảm nhận rằng buồng ngủ khách sạn du lịch là “căn nhà thứ hai của mình”.

CitySmart Hotel Management

Trường Quốc tế CHM

www.CHM.edu.vn | Hotline: 098 428 6161 | (024) 7108 6161

Đăng ký học: http://www.chm.edu.vn/vi/dang-ky-hoc/

Thông tin tuyển sinh tháng 07/2018: http://www.chm.edu.vn/vi/thong-tin-tuyen-sinh-hoc-vien-nganh-khach-san-am-thuc-ky-thang-7-2018/

Mời đặt câu hỏi cho chúng tôi

Học viện sẽ trực tiếp liên hệ với bạn trong vòng 48h để giải đáp cụ thể mọi thắc mắc về vấn đề tuyển sinh và học tập của bạn!

image