VTOS – chuẩn mực để tuyển dụng, phát triển và thăng tiến ngành Khách sạn – Ẩm thực

Tiêu chuẩn nghề quốc gia VTOS bao gồm các kỹ năng cơ bản tối thiểu mà một nhân viên cần phải có để thực hiện công việc hiệu quả; là những chuẩn mực, thước đo đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động. VTOS sửa đổi, đã được Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch (VTCB) thông qua, sẽ cung cấp 45 chứng chỉ nghề du lịch đề xuất từ cấp độ học viên đến quản lý cấp cao, bao gồm tất cả các nghề chính trong phân ngành khách sạn, du lịch và lữ hành. Theo đó, không chỉ nhân viên bắt đầu vào ngành có thể đạt được chứng chỉ nghề, mà cả các hướng dẫn viên, cán bộ quản lý du lịch và đầu bếp hàng đầu cũng có thể được công nhận những kỹ năng và năng lực cho quá trình thăng tiến sự nghiệp của họ.

   Trường Quốc tế CHM áp dụng Bộ tiêu chuẩn VTOS trong giảng dạy nhằm nâng cao                                          chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam.

Chứng chỉ VTOS được Hội đồng VTCB cung cấp cho các đơn vị du lịch như một chuẩn mực để tuyển dụng, thăng tiến và phát triển sự nghiệp. Tiêu chuẩn này cho phép các Giám đốc nhân sự và Tổng Giám đốc lên kế hoạch nguồn nhân lực, đảm bảo sự phát triển và tuyển dụng nhân viên có trình độ với năng lực cần thiết. Điều này sẽ mang lại lợi nhuận cao cho khách sạn thông qua việc làm thỏa mãn hơn các trải nghiệm của khách hàng, mở rộng khách hàng và giữ cho khách hàng quay lại.

Về cơ bản, tiêu chuẩn VTOS dùng để:

– Đào tạo nhân viên theo tiêu chuẩn VTOS.

– Giúp các doanh nghiệp tham khảo để xây dựng hoặc điều chỉnh tiêu chuẩn của doanh nghiệp.

– Giúp các cơ sở đào tạo về Khách sạn, du lịch tham khảo để xây dựng bài giảng.

– Giúp người lao động hiểu và thực hiện công việc của mình đúng cách thức và tiêu chuẩn.

– Giúp cho ngành Du lịch Việt Nam có một đội ngũ nhân lực thống nhất về tiêu chuẩn kỹ năng nghề.

                  Học viên CHM thực hành kỹ năng VTOS nghiệp vụ buồng phòng

Tiêu chuẩn VTOS phiên bản mới (2013) cung cấp danh mục hơn 65 chứng chỉ đề xuất cho các đối tượng từ nhân viên tập sự bậc 1 đến quản lý cấp cao bậc 5. Các bậc trình độ kỹ năng nghề quốc gia bao gồm:

Bậc 1 (Chứng chỉ 1): Các công việc ở trình độ cơ bản không yêu cầu kỹ năng cao.
  1. Làm được các công việc đơn giản và công việc của nghề có tính lặp lại;
  2. Hiểu biết và có kiến thức cơ bản ở một phạm vi hẹp về hoạt động của nghề trong một số lĩnh vực, áp dụng được một số kiến thức nhất định khi thực hiện công việc;
  3. Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu, chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình.
 Bậc 2 (Chứng chỉ 2): Các công việc bán kỹ năng.
  1. Làm được các công việc đơn giản, công việc có tính lặp lại và làm được một số công việc có tính phức tạp trong một số tình huống khác nhau nhưng cần có sự chỉ dẫn;
  2. Hiểu biết và có kiến thức cơ bản về hoạt động của nghề; áp dụng được một số kiến thức chuyên môn và có khả năng đưa ra được một số giải pháp để giải quyết vấn đề thông thường khi thực hiện công việc;
  3. Có khả năng suy xét, phán đoán và giải thích thông tin; có khả năng làm việc theo nhóm, trong một số trường hợp có khả năng làm việc độc lập và chịu phần lớn trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình.
 Bậc 3 (Chứng chỉ 3): Các công việc kỹ thuật đòi hỏi kỹ năng/giám sát viên có tay nghề hoặc trưởng nhóm.
  1. Làm được phần lớn các công việc của nghề có tính phức tạp, công việc có sự lựa chọn khác nhau và có khả năng làm việc độc lập mà không cần có sự chỉ dẫn;
  2. Hiểu biết và có kiến thức cơ bản về lý thuyết cơ sở, kiến thức chuyên môn của nghề; áp dụng được các kiến thức chuyên môn và có khả năng nhận biết để vận dụng các kiến thức để xử lý, giải quyết các vấn đề thông thường trong các tình huống khác nhau;
  3. Có khả năng nhận biết, phân tích và đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; có khả năng hướng dẫn người khác trong tổ, nhóm; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm.
 Bậc 4 (Chứng chỉ/ Văn bằng 4): Các vị trí quản lý trực tiếp/ kỹ thuật viên có tay nghề.
  1. Làm được các công việc của nghề với mức độ tinh thông, thành thạo và làm việc độc lập, tự chủ cao;
  2. Hiểu biết rộng về lý thuyết cơ sở và sâu về kiến thức chuyên môn trong nhiều lĩnh vực của nghề; có kỹ năng phân tích, chẩn đoán, thiết kế, suy xét để giải quyết các vấn đề về mặt kỹ thuật và yêu cầu quản lý trong phạm vi rộng;
  3. Biết phân tích, đánh giá thông tin và sử dụng kết quả phân tích đánh giá để đưa ra ý kiến, kiến nghị cho mục đích quản lý và nghiên cứu; có khả năng quản lý, điều hành được tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm.
 Bậc 5 (Chứng chỉ/ Văn bằng 5): Quản lý tầm trung.
  1. Có khả năng thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp một cách thành thạo, độc lập và tự chủ;
  2. Hiểu biết rộng về lý thuyết căn bản và có kiến thức chuyên môn sâu về các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau; nắm được các kỹ năng phân tích, phỏng đoán, thiết kế và sáng tạo khi giải quyết vấn đề về kỹ thuật và quản lý;
  3. Biết phân tích, đánh giá thông tin và tổng quát hóa để đưa ra các quan điểm, sáng kiến của mình; quản lý, điều hành tổ, nhóm trong thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm về chất lượng và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của tổ, nhóm theo tiêu chuẩn quy định và các thông số kỹ thuật.

Học viên theo học chương trình VTOS tại trường Quốc tế CHM có thể lựa chọn theo phân ngành riêng: Quản trị Khách sạn hoặc Nghệ thuật Ẩm thực với các nghiệp vụ đào tạo bao gồm: lễ tânbuồng phòngẩm thực nhà hàngẩm thực Việt Namẩm thực châu Âu và làm bánh.

Đăng ký học tại trường CHM.

Mời đặt câu hỏi cho chúng tôi

Học viện sẽ trực tiếp liên hệ với bạn trong vòng 48h để giải đáp cụ thể mọi thắc mắc về vấn đề tuyển sinh và học tập của bạn!

image