Những “góc khuất” ngành quản trị khách sạn không phải ai cũng biết

Quản trị khách sạn luôn là một ngành “hot”. Thế nhưng, ngành nào cũng có góc khuất mà ít người biết. Cùng tìm hiểu những “mặt trái” này để cân nhắc liệu có nên học quản trị khách sạn nhé!

1. Thời gian làm việc

Thời gian làm việc trong ngành Khách sạn không phải cố định từ khung giờ 9h sáng – 5h chiều. Thay vào đó nhân viên ngành này sẽ làm việc theo các ca Sáng – Chiều – Tối – Đêm và tăng ca tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Tuy thời gian làm việc như vậy khá linh hoạt, nhưng lại có những mặt khó khăn nhất định. Công việc trong ngành này thường bận rộn. Đến nỗi bạn chẳng thể có nổi 5 – 10 phút giải lao giữa giờ làm việc. Ngoài ra, bạn sẽ phải sinh hoạt trái với “đồng hồ sinh học” bình thường.

Đôi khi giờ làm việc như vậy sẽ có một tác động rất xấu đến sức khỏe của con người. Đặc biệt là phụ nữ và những người thường xuyên làm ca đêm. 

Nhân viên khách sạn không có thời gian làm việc cố định

2. Cảm xúc trong công việc

Trong ngành dịch vụ, thái độ, sự bình tĩnh và nụ cười luôn nở trên môi là điều không bao giờ được thiếu trong mọi hoàn cảnh. Công việc trong Khách sạn đòi hỏi phải gặp gỡ và giao tiếp với rất nhiều người. Bạn luôn phải giữ được thái độ bình tĩnh và năng lượng tích cực để làm hài lòng khách hàng. Cũng như duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.

Vì vậy, bạn sẽ phải dồn nén rất nhiều cảm xúc nhất là những cảm xúc tiêu cực, phải là một người kiềm chế cảm xúc tốt mới có thể làm được trong lĩnh vực quản trị khách sạn

Nhân viên khách sạn cần biết cách kiềm chế cảm xúc của mình (Nguồn: polaris-elements.co.uk)

3. Quản lý áp lực công việc

Thông thường, mọi người cho rằng quản lý chỉ cần có một vốn hiểu biết “vừa đủ” hay không cần kiến thức chuyên sâu. Ngược lại, họ phải không ngừng cố gắng trau dồi kiến thức. Cũng như kỹ năng một cách toàn diện nhất. Để có thể điều hành đội ngũ nhân viên một cách hiệu quả.

Đôi khi, áp lực của nhân viên là 6 thì áp lực của quản lý là 9 hoặc thậm chí là 10. Công việc của quản lý không chỉ gói gọn trong các công việc chuyên môn. Bên cạnh việc check in – check out của nhân viên lễ tân, dọn dẹp phòng khách sạn của bộ phận buồng phòng hay ghi chép order của nhân viên khách sạn. Quản lý cần phụ trách báo cáo tài chính, lên kế hoạch. Hay tham mưu cho cấp trên, quản lý phòng trống và phòng đã bán ra, quản lý các công tác chế biến thực phẩm hay quản lý nhân sự cũng như đảm bảo tiến độ của công việc…

Số giờ trung bình quản lý phải làm việc thường là 50-80 giờ/tuần. Tương đương gấp rưỡi hoặc thậm chí là hai lần so với các vị trí khác. Họ có khối lượng công việc khổng lồ, số giờ làm việc gần gấp đôi người bình thường. Quản lý khách sạn thường phải đối mặt với các áp lực về tinh thần, công việc và sức khỏe.

Khi giờ nghỉ trưa hoặc giờ ăn tối là khoảng thời gian nghỉ ngơi của mọi người. Với quản lý, khoảng thời gian này lại là lúc các quản lý làm việc hết công suất. Để đảm bảo không có vấn đề phát sinh cũng như để doanh nghiệp có thể vận hành trơn tru. 

Người quản lý không chỉ làm các công việc nghiệp vụ mà còn phải biết các kiến thức quản trị khác (Nguồn: sourceable.net)

4. Nguy cơ đào thải nhanh

Công nghệ và trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh chóng. Đây là một nỗi lo lớn đối về nhân sự của các ngành trong đó có khách sạn. Hầu hết các công việc và kỹ năng như buồng phòng, ghi chép order hay các thủ tục check in – check out đều có thể thay thế bởi robot. Thậm chí những chúng còn có thể làm tốt hơn con người bởi chúng là máy móc. Vậy nên sẽ không bao giờ có nhầm lẫn như con người.

Vậy nên, để không bị đào thải khỏi ngành, bạn cần không ngờ trau dồi tri thức, cập nhật kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Bên cạnh đó cần có thái độ cầu tiến, tiếp thu. Thiếu những điều kiện trên, việc bị đào thải khỏi ngành hoặc tự đào thải bản thân ra khỏi ngành sẽ là điều có thể. 

Nếu bạn đang mong muốn theo đuổi ngành quản trị khách sạn, hãy tìm hiểu các khóa học nhận bằng cấp quốc tế của Học viện Quốc tế CHM.

Mời đặt câu hỏi cho chúng tôi

Học viện sẽ trực tiếp liên hệ với bạn trong vòng 48h để giải đáp cụ thể mọi thắc mắc về vấn đề tuyển sinh và học tập của bạn!

image