Tản mạn chuyện nghề: Nghề Housekeeping

Một trong những tiêu chí quan trọng đo lường thương hiệu của khách sạn, đẳng cấp của chủ đầu tư là sự hài lòng của khách hàng về cách bài trí trong khách sạn, về môi trường sạch sẽ và thái độ tận tình, hiếu khách của nhân viên… Bởi thế, ở đâu có đội ngũ nhân viên housekeeping chuyên nghiệp ở đó có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Không trực tiếp nhận thông tin và làm việc với khách hàng như các bộ phận khác trong khách sạn, nhưng housekeeping lại chịu những áp lực không kém từ công việc của mình.

Hãy cùng trường Quốc tế Citysmart Hotel Management tìm hiểu thêm về ngành nghề này nhé!

Housekeeping là gì?

Trong thuật ngữ của ngành Khách sạn thì Housekeeping (HK) nhằm để chỉ bộ phận Buồng phòng với nhiệm vụ chính là đảm bảo chất lượng các phòng ngủ luôn sạch sẽ, vệ sinh, tươm tất theo đúng tiêu chuẩn quy định.

Những năm gần đây, du lịch trong nước đang trên đà phát triển. Song song với đó, nghề housekeeping được nâng lên một tầm cao mới, yêu cầu hơn về sự chuyên nghiệp và đồng bộ. Người làm trong nghề không chỉ cần sức khỏe tốt mà còn phải có kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghề thành thạo, khả năng giao tiếp, có óc thẩm mỹ, sáng tạo và nhiều hơn thế nữa.

Vai trò của nghề housekeeping

Giữ vai trò quan trọng trong các khách sạn, đội ngũ housekeeping có nhiệm vụ đảm bảo cho khách sạn luôn tươi mới, chỉn chu và sạch sẽ đến từng chi tiết cũng như duy trì các trang thiết bị như những đồ nội thất quý, các đồ mạ chrome, sàn đá… luôn bóng đẹp và bền lâu.

Không chỉ cần sức khỏe tốt mà một nhân viên housekeeping còn phải có kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghề thành thạo…
Cơ hội phát triển của nghề

Cơ hội phát triển sự nghiệp từ công việc housekeeping rất lớn. Hiện nay, ngành Du lịch và khách sạn trong nước nói riêng và trên thế giới nói chung đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu của xã hội rất nhiều trong khi nhân sự có trình độ quản lý housekeeping ở Việt Nam chưa đáp ứng được, một phần do chúng ta không có các trường đào tạo chuyên ngành về quản lý housekeeping ở Việt Nam và không nhiều khách sạn có các chương trình đào tạo cho người quản lý housekeeping hay cho các đội ngũ kế cận một cách chuyên nghiệp, vì vậy có rất nhiều người làm tốt vai trò của một nhân viên nhưng chưa được đề bạt lên làm quản lý.

Housekeeping tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại mang đến rất nhiều điều mới mẻ.
Bản mô tả công việc của nhân viên housekeeping
Bản mô tả công việc
Nhân viên buồng phòng

– Dọn dẹp buồng phòng theo yêu cầu của trưởng bộ phận buồng phòng

 Bắt đầu mỗi ca làm việc, nhân viên buồng phòng sẽ được nhân viên giám sát giao cho một số lượng  phòng nhất định để làm việc. Sau khi ký nhận chìa khóa phòng và chìa khóa kho, nhân viên chuẩn bị  những vật dụng cần thiết cho xe làm phòng và đẩy đi làm việc. Quy trình dọn phòng được mỗi khách  sạn quy định rất cụ thể và rõ ràng.

– Báo cáo tình trạng hoạt động của tất cả các thiết bị trong phòng: ti vi, tủ lạnh, điều hòa, máy nước nóng…

 Nếu khách vẫn còn lưu trú, sau khi dọn phòng xong, nhân viên buồng phòng có nhiệm vụ kiểm tra tình  trạng hoạt động của các thiết bị có trong phòng.

– Kiểm tra phòng khách trả, báo cáo khi có hư hỏng, mất mát xảy ra

Sau khi khách trả phòng, nhân viên buồng phòng có nhiệm vụ kiểm tra phòng khách trả. Nếu xảy ra    mất mát hay hư hỏng gì do khách gây ra cần báo cho bộ phận lễ tân để yêu cầu khách bồi thường cho  khách sạn.

– Báo cáo quản lý buồng phòng khi nhận được đồ thất lạc của khách

Khi nhân viên dọn phòng phát hiện đồ thất lạc của khách phải báo cáo lên trưởng bộ phận để có liên hệ  trả lại cho khách hàng.

– Hoàn tất các công việc do cấp trên giao

– Duy trì các tiêu chuẩn vận hành của khách sạn

– Tuân thủ nội quy lao động của khách sạn

Mời đặt câu hỏi cho chúng tôi

Học viện sẽ trực tiếp liên hệ với bạn trong vòng 48h để giải đáp cụ thể mọi thắc mắc về vấn đề tuyển sinh và học tập của bạn!

image