Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế Giới, năng suất lao động của Việt Nam đứng gần áp chót so với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, chỉ bằng 1/5 Malaysia và bằng 2/5 Thái Lan).
Tháp dân số trẻ nhưng chất lượng nhân lực thấp
Việt Nam hiện đang ở trong thời kỳ có cơ cấu dân số vàng với nguồn nhân lực dồi dào, trẻ tuổi. Tuy nhiên, trình độ tay nghề và năng suất lao động của người Việt lại thuộc hàng thấp nhất khu vực và trên thế giới, trong khi đó nhu cầu lao động có tay nghề trong xã hội là vô cùng lớn.
Bàn về nguyên nhân, không thể bỏ qua lý do là nền giáo dục hiện thời đang tụt hậu so với thế giới. Hầu hết các chương trình đào tạo đều nghiêng về lý thuyết, xa rời thực tế. Bằng chứng là không thiếu trường hợp cử nhân tốt nghiệp, thậm chí có bằng cấp cao, nhưng đến những kỹ năng tưởng như rất đơn giản như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm lại rất yếu.
Một vấn đề nữa được đặt ra là thực trạng doanh nghiệp Việt còn thờ ơ với việc nuôi dưỡng nguồn nhân lực. Theo khảo sát thực trạng quản trị nhân sự của doanh nghiệp, chỉ có 3% trong số các doanh nghiệp có quan hệ với nhà trường trong tuyển dụng nhân sự. Lý do đưa ra là họ phải mất thời gian đào tạo lại, từ những kỹ năng cơ bản nhất đến thực hành nghề chuyên sâu.
Đối với việc tìm kiếm cơ hôi việc làm sau tốt nghiệp, hầu hết các trường học chỉ giới hạn ở hình thức đưa học viên đến thực tập, doanh nghiệp chỉ lo gửi thông báo tuyển dụng đến trường, phần còn lại học sinh phải tự tìm hiểu, tự chủ động liên hệ.
Đào tạo gắn với thực tế: nhà trường phải chủ động hơn nữa
Để tránh tình trạng cung chưa gặp cầu thì việc giáo dục gắn liền với doanh nghiệp – đầu ra của xã hội là điều tối cần thiết.
Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế Giới, năng suất lao động của Việt Nam đứng gần áp chót so với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, chỉ bằng 1/5 Malaysia và bằng 2/5 Thái Lan).
Tháp dân số trẻ nhưng chất lượng nhân lực thấp
Việt Nam hiện đang ở trong thời kỳ có cơ cấu dân số vàng với nguồn nhân lực dồi dào, trẻ tuổi. Tuy nhiên, trình độ tay nghề và năng suất lao động của người Việt lại thuộc hàng thấp nhất khu vực và trên thế giới, trong khi đó nhu cầu lao động có tay nghề trong xã hội là vô cùng lớn.
Bàn về nguyên nhân, không thể bỏ qua lý do là nền giáo dục hiện thời đang tụt hậu so với thế giới. Hầu hết các chương trình đào tạo đều nghiêng về lý thuyết, xa rời thực tế. Bằng chứng là không thiếu trường hợp cử nhân tốt nghiệp, thậm chí có bằng cấp cao, nhưng đến những kỹ năng tưởng như rất đơn giản như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm lại rất yếu.
Một vấn đề nữa được đặt ra là thực trạng doanh nghiệp Việt còn thờ ơ với việc nuôi dưỡng nguồn nhân lực. Theo khảo sát thực trạng quản trị nhân sự của doanh nghiệp, chỉ có 3% trong số các doanh nghiệp có quan hệ với nhà trường trong tuyển dụng nhân sự. Lý do đưa ra là họ phải mất thời gian đào tạo lại, từ những kỹ năng cơ bản nhất đến thực hành nghề chuyên sâu.
Đối với việc tìm kiếm cơ hôi việc làm sau tốt nghiệp, hầu hết các trường học chỉ giới hạn ở hình thức đưa học viên đến thực tập, doanh nghiệp chỉ lo gửi thông báo tuyển dụng đến trường, phần còn lại học sinh phải tự tìm hiểu, tự chủ động liên hệ.
Đào tạo gắn với thực tế: nhà trường phải chủ động hơn nữa
Để tránh tình trạng cung chưa gặp cầu thì việc giáo dục gắn liền với doanh nghiệp – đầu ra của xã hội là điều tối cần thiết.