Có thể dễ dàng nhận thấy, các trang tuyển dụng hiện nay đều yêu cầu ứng viên là người đã có kinh nghiệm khi muốn ứng tuyển vào một vị trí. Điều này chính là rào cản lớn khiến phần đa các bạn sinh viên vừa chân ướt chân ráo ra trường gặp khó khăn khi tìm việc.
Chủ doanh nghiệp: Cái chúng tôi cần là kinh nghiệm
Theo chia sẻ của chuyên gia trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực: “Xu hướng hiện nay các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm người có thể triển khai được công việc ngay chứ họ không muốn mất thêm thời gian, nguồn lực để đào tạo mà lại không đảm bảo ứng viên đó sẽ làm việc lâu dài. Chính vì thế, ứng viên có kinh nghiệm là sự lựa chọn an toàn”.
Không thể phủ nhận do công tác tổ chức hướng nghiệp hiện nay cho học sinh, sinh viên còn quá sơ sài, dẫn đến tình trạng đăng ký theo học ngành mình không yêu thích, chạy theo những ngành thời thượng. Các em học cho có lệ, chẳng mấy mặn mà và chỉ dành một ít thời gian cho các môn học. Hệ quả là khi ra trường, do không có đủ kiến thức, kinh nghiệm và càng không thể phát huy năng lực của chính bản thân mình nên việc thất nghiệp âu cũng là hệ quả tất yếu.
Thêm vào đó, sự thiếu kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp cũng là vấn đề nan giải. Nhiều trường đào tạo còn đặt nặng vào lý thuyết, xem nhẹ thực hành. Trong khi cái doanh nghiệp cần là vấn đề kỹ năng, tay nghề thì lại không có.
Đừng vội nghĩ kinh nghiệm là cái gì đó rất cao siêu với người mới ra trường. Chính thái độ nghiêm túc học tâp từ trên ghế nhà trường, trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, không ngừng nâng cao kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm chính là những điểm cộng vàng trên hồ sơ xin việc của bạn.
Thất nghiệp do thiếu kinh nghiệm, lỗi là do đâu?
Chia sẻ trong hội thảo hướng nghiệp dành cho sinh viên ngày 15/7 vừa qua, cô Phạm Thị Bích Liên – Giảng viên chuyên ngành Quản trị Khách sạn tại trường Quốc tế CitySmart Hotel Management (CHM) bày tỏ: “Một trong những lý do dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc là bởi chương trình đào tạo truyền thống, phần lý thuyết chiếm phần lớn, trong khi các bạn cần có nhiều hơn thời gian thực hành, thành thạo các quy trình cần thiết. Điều này không xảy ra ở các trường áp dụng hệ thống đào tạo ứng dụng, chẳng hạn như tại CHM, sinh viên có tới 80% thời lượng thực hành trong toàn khóa học.
Bên cạnh đó, các bạn được chia sẻ kinh nghiệm xử lý các tình huống thường gặp trong công việc sao cho phù hợp, bởi đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành khách sạn, từng giữ vị trí cao trong các bộ phận của những khách sạn 5 sao thuộc các tập đoàn lớn trên thế giới. Bởi lẽ đó, học viên học tại CHM luôn có nhiều lợi thế hơn khi phỏng vấn”.
Bạn Đinh Mạnh Hiếu, cựu học viên khóa Quản trị Khách sạn của trường hào hứng nói: “Bản thân em đã mất 1,5 năm trước khi học tại CHM chỉ để lên lớp và học những môn không liên quan đến chuyên ngành như triết học, toán cao cấp. Sau quá trình tìm hiểu thông tin về trường, em quyết định lựa chọn CHM để hiện thực hóa đam mê. Từ việc tiếp xúc với chuyên ngành ngay từ những buổi đầu đến quá trình học thực hành trong hệ thống phòng học tiêu chuẩn 5 sao, hay các buổi tham quan thực tế cùng khoảng thời gian thực tập tại khách sạn JW Marriott, tất cả đều giúp em định hướng lộ trình nghề nghiệp rõ ràng”.
Ngay sau khi hoàn thành chương trình học, Hiếu được nhận vào làm nhân viên chính thức tại JW Marriott – một trong những tập đoàn khách sạn hàng đầu tại Việt Nam và thế giới.
Hàng năm, trường CHM cung ứng cho hệ thống đối tác là các nhà hàng, khách sạn 4 – 5 sao một lượng lớn học viên có tay nghề thực tế, kỹ năng mềm, kinh nghiệm cao. Không có tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm.
Sẽ chẳng có một doanh nghiệp, cơ quan nào muốn tuyển dụng nếu bạn không chịu tích lũy kinh nghiệm, học hỏi và trau dồi. Quan trọng hơn cả, hãy xác định cho mình đâu là điểm khởi đầu đúng đắn cho tương lai bằng cách chọn lựa môi trường học và đào tạo đúng nghĩa.
Theo: khampha.vn