Trở thành đầu bếp chuyên nghiệp, bạn sẽ phải học hỏi nhiều điều mới lạ. Trong đó, không thể không kể đến các phương pháp chế biến từ cơ bản đến nâng cao.
Để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, chúng ta phải trau dồi rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm. Tuy nhiên một trong cách trở thành đầu bếp chuyên nghiệp trước tiên là học về các kỹ thuật cơ bản sau.
1. Grill (Nướng)
Nướng là kỹ thuật làm chín thực phẩm từ bên ngoài bằng cách tác động nhiệt trên bề mặt thực phẩm mà sử dụng một lượng dầu ăn rất ít. Một đầu bếp chuyên nghiệp sẽ đảm bảo thức ăn được làm chín bằng phương thức này thường có vỏ vàng giòn nhưng bên trong ẩm, ngọt. Có rất nhiều thiết bị hỗ trợ cho kỹ thuật này từ đơn giản đến phức tạp như: lò than, lò quay, lò nướng điện, lò salamender,..
2. Roast (Quay)
Kỹ thuật quay cũng tương tự như kỹ thuật nướng. Tuy nhiên, quay đòi hỏi nhiệt độ làm chín cao hơn cũng như lượng dầu/mỡ nhiều hơn so với kỹ thuật nướng.
3. Broil (Đút lò)
Kỹ thuật đút lò đơn giản được hiểu là để thực phẩm vào khay và đặt trong lò nướng ở nhiệt độ cao giúp thực phẩm chín từ ngoài vào trong. Thực phẩm đút lò sẽ chín đều, chín vàng giòn ở ngoài, thơm ngọt và ẩm bên trong. Cả thực phẩm như rau củ hay thịt cá đều có thể được áp dụng phương pháp nấu ăn này.
4. Steam (Hấp)
Hấp là phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước, có thể giữa lại gần như toàn bộ các dưỡng chất có lợi trong thực phẩm vì không nấu cùng nước. Kỹ thuật hấp chỉ yêu cầu sơ chế, làm sạch thực phẩm và cho vào nồi hấp với thời lượng phù hợp (có thể tẩm ướp cùng các loại gia vị, rau thơm,..) sau đó trang trí và thưởng thức.
5. Sauté (Xào)
Đây là phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách đảo lộn tất cả các nguyên liệu cùng nhau trong một chiếc chảo to cùng với một lượng dầu ăn hoặc mỡ và gia vị nhất định. Trước khi thực hiện phương pháp này, thực phẩm phải được sơ chế và làm sạch cẩn thận.
6. Boil (Luộc)
Dù cả luộc và hấp đều dùng sức nóng của hơi nước để làm chín thực phẩm nhưng phương pháp luộc lại cho phép thực phẩm chạm vào nước khác với phương pháp hấp. Thông thường, thực phẩm có thể cho vào luộc ngay trong mọi tình trạng. Tuy nhiên, một vài món ăn lại có các yêu cầu khác, ví dụ như: luộc ngay khi nước còn đang lạnh – thịt, cá hay luộc khi nước đã sôi – rau, củ.
7. Blanch (Chần sơ)
Khác với phương pháp rim phải luôn giữ lửa nhỏ, bạn phải điều chỉnh lửa vừa để chất lỏng luôn sôi với phương pháp chần. Với phương pháp này, chúng ta tuyệt đối không sử dụng dầu hoặc mỡ, chất lỏng có thể sử dụng bao gồm nước, sữa, nước hầm xương hoặc rượu,…
8. Sear (Áp chảo)
Phương pháp này là phương pháp chế biến thực phẩm bằng cách đảo nhanh toàn bộ thức ăn cùng một lượng dầu/mỡ, bơ hoặc rượu cực ít, đảm bảo thực phẩm chín tái, giữ được vị ngọt, chất dinh dưỡng, độ mềm và ẩm cũng như màu chín vàng của sản phẩm.
9. Pan-Fry (Rán)
Rán là phương pháp làm chín thức ăn trong một chảo dầu/mỡ không ngập thực phẩm. Thực phẩm nấu ở mức lửa vừa trong một khoảng thời gian nhất định. Thành phẩm của phương pháp này sẽ có màu vàng, thịt săn lại, da giòn.
10. Deep-Fry (Chiên)
Giống với phương pháp rán, phương pháp chiên cũng làm chín thức ăn bằng dầu/mỡ. Nhưng với một lượng lớn và ngập thực phẩm. Phương pháp này cũng cho ra thành phẩm có màu vàng đẹp, thịt săn chắc cùng da giòn rụm.
11. Stew (Hầm)
Đây là phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách ninh với lửa to một thời gian dài. Từ đó làm nhừ đồ ăn và thành phẩm là nước dùng, nước xương từ sản phẩm đó. Chúng ta thường áp dụng phương pháp này với các thực phẩm cứng, xơ như măng khô, xương,.. Thành phẩm sau cùng của phương pháp này thường là các loại thức ăn có nước như phở, súp, canh hầm,…
Nếu bạn đang mong muốn theo đuổi ngành đầu bếp chuyên nghiệp, hãy tìm hiểu các khóa học nhận bằng cấp quốc tế của Học viện Quốc tế CHM nhé!