Dân Hospitality hay được nghe đồn về một “định kiến” là “Hospitality dễ bỏ xừ ai học chẳng được!”
Vậy, liệu Hospitality có phải là ngành “dễ xơi” như mọi người vẫn hay đồn thổi? Cùng Học viện Quốc tế CHM đi tìm đáp án từ cô bạn Nhã Chi – từng theo học Bachelor of Business Administration in global hospitality management tại Thụy Sĩ nhé!
#1: Hospitality không phải là ngành khó học:
Đây là điều ai cũng có thể nhận ra khi đưa lên bàn cân giữa Hospitality và các ngành khác. Lý thuyết không quá nặng nề, chú trọng áp dụng thực tiễn là một điểm cộng cực to bự dành cho các bạn đã chán ngán việc gạo bài vở suốt 12 năm trời. Kể cả lý thuyết của ngành thì vẫn vừa mang hơi hướm kinh doanh vừa mang tính áp dụng rất cao nên (với một đứa hấp thu thực tế nhanh như tớ) thì bài vở cực-kì-dễ-học. Thực tế chứng minh, có một lần mòe tớ đi chơi với bạn, nó tò mò giáo trình của tớ như thế nào. Sau đó nó chỉ có thể gào rú ầm trời vì cảm thấy bất công khi tớ học quá nhẹ nhàng so với ngành của nó.
Một điều nữa khiến Hospitality trở thành một ngành trông có vẻ “dễ xơi” hơn những ngành khác là khi ra trường, dù lý thuyết của bạn nhẹ nhàng hơn các nhóm ngành khác nhưng bạn lại có cơ hội việc làm siêu-cấp-rộng-mở. Bởi vì kiến thức các bạn được trang bị ngoài những kĩ năng cứng như phục vụ, dọn dẹp, nấu ăn thì trong quá trình đào tạo, Hospitality còn cung cấp cho các bạn bộ kĩ năng mềm không phải ngành nào cũng có nhưng ngành nào cũng cần như kĩ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm hay chỉ đơn giản là sự tinh tế đến từng chi tiết. Với bộ kĩ năng linh hoạt như thế, ngoài nhà hàng – khách sạn, bạn hoàn toàn có thể làm việc cho các bộ phận chăm sóc khách hàng, các công ty tour, sự kiện hay thậm chí là làm việc cho các hãng hàng không nữa đấy!
Đúng kiểu học chơi ăn thật, thành tài không khó nhỉ?
#2: Nhầm.
Không nhầm một cách hoàn toàn, nhưng đúng, bạn nhầm rồi.
Bởi vì Hospitality không phải là một ngành dành cho tất cả mọi người.
Vì sao ư?
Vì không phải ai cũng có một tinh thần thép.
Đúng rồi, lần này thì bạn không nhầm đâu. Hospitality là một ngành cần có một “tinh thần thép”. Hoặc không cần là thép, đủ vững để mỗi ngày bạn đều có thể vui vẻ thoải mái giải quyết mọi sự bất ổn cho khách hàng của bạn (và mình thề, số khách cảm thấy ‘bất ổn’ luôn nhiều một cách không thể lí giải nổi đâu) là đủ! Nếu không đủ khả năng, mỗi ngày đi làm của bạn sẽ trở thành một kiếp nạn đày ải vì những sự “không hành không giá nha em”, “em ơi cái này nóng/lạnh quá” hay “thái độ của em là kiểu gì vậy?” đến từ không chỉ một người. Tính sát thương của lời nói không “nhỏ xíu như con kiến” như bạn nghĩ đâu. Nếu bạn là một người không quá thoải mái khi giao tiếp với người khác hay dễ cảm thấy khó chịu với những lời nói ác ý, theo đuổi Hospitality vẫn là có thể, chỉ là sẽ lắm chông gai và cực khổ hơn nhiều.
Hơn thế nữa, các trường dạy Hospitality đều có thể giúp bạn thấm nhuần các kĩ năng nhưng không ai có thể đem lại cái “tâm” khi hành nghề cho bạn. Đây là một giá trị (theo mòe tớ thì cực kì quan trọng) để bạn có thể làm việc suôn sẻ và vui vẻ sống với ngành xuyên suốt sự nghiệp. Làm việc trực tiếp với con người, nhiều trường hợp bạn sẽ là người chịu trách nhiệm chính cho sức khỏe của người khác dù bạn chả hành nghề bác sĩ. Đơn cử như việc không chú ý đến vấn đề dị ứng (một khái niệm vẫn còn lạ lẫm ở Việt Nam nhưng nhan nhản ở bốn phương) cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe hay thậm chí là tính mạng của khách hàng. Và tất cả những gì có thể ngăn chặn tình huống đó xảy ra (ngoài quy trình làm việc chuẩn mực) chỉ là chữ “tâm” của bạn.
Bạn có đủ tâm lý và tâm huyết để theo đuổi Hospitality không?
Học viện Quốc tế CHM thuộc tập đoàn giáo dục CitySmart đến từ Canada. Với hơn 15 năm phát triển tại Việt Nam, tập đoàn CitySmart tự hào mang đến chương trình học tiên tiến, được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm, cấp bằng quốc tế.
Học viện Quốc tế CHM hiện đang tuyển sinh học viên hai khoá học Quản trị Khách sạn và Nghệ thuật Ẩm thực. Học viên có đam mê liên hệ xét tuyển bằng hình thức xét học bạ THPT và cơ hội nhận học bổng giá trị.