Nhiều nước công nghiệp tiên tiến khuyến khích giới trẻ học nghề. Nhưng tại Việt Nam, việc học nghề và các trường đào tạo nghề đang chưa được nhìn nhận đúng đắn.
Chia sẻ quan điểm về việc học nghề hay học đại học, giám đốc nhân sự một doanh nghiệp từng nói: “Trong khi hàng nghìn kỹ sư và cử nhân không tìm được việc làm thì doanh nghiệp tìm đỏ mắt không ra thợ lành nghề, dù trả lương tính bằng nghìn USD. Đó là một sự lãng phí khủng khiếp. Các em phải hiểu rằng, một người thợ giỏi, sống tốt với nghề sẽ tốt hơn một anh kỹ sư tồi, xin việc ở đâu cũng khó”.
Theo số liệu của Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động Thương binh – Xã hội) trong tháng 4, có tới 70% sinh viên học nghề ra trường có việc làm ngay, trong đó có những nghề, những trường đảm bảo 100% cơ hội việc làm. Thậm chí, có những ngành hot, doanh nghiệp vào tuyển dụng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Tiến sĩ Thomas Chan – Hiệu trưởng trường Quốc tế CitySmart Hotel Management chia sẻ: “Có trên 60% sinh viên đại học tại Việt Nam ra trường yếu kém về kỹ năng, hầu hết thời gian học tập trên giảng đường chỉ gói gọn trong lý thuyết từ sách vở. Đây là lý do khiến tình trạng sinh viên dù có bằng cấp cao nhưng vẫn thất nghiệp”.
“Mình lựa chọn CHM bởi chương trình dạy học mang tính quốc tế và thực tiễn cao. Mình không phải học những môn không liên quan đến chuyên ngành như các trường đại học khác. Có đến 80% thời lượng học tập là thực hành tại các phòng mẫu tiêu chuẩn, dưới sự giảng dạy của những giảng viên với 10, 20 năm kinh nghiệm”, Đức Huy – học viên quản trị khách sạn hào hứng chia sẻ.Nắm bắt yêu cầu và xu hướng mới, trường Quốc tế CitySmart Hotel Management (CHM) đào tạo hai ngành nghề thuộc top đầu xu hướng tuyển dụng là quản trị khách sạn và nghệ thuật ẩm thực
“Mình rất thích nấu ăn. Thông qua chương trình hội thảo hướng nghiệp của trường, mình hình dung được môi trường làm việc tương lai và hơn cả là cơ hội việc làm sau khi ra trường rất cao”, Lâm Thoa – học viên lớp nghệ thuật ẩm thực tâm sự.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội. Việc nâng cao chất lượng đào tạo giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Qua đó, từng bước góp phần khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ và giải tỏa cơn “khát” thiếu lao động chất lượng cao hiện nay.
Theo: new.zing.vn