Công việc đầu tiên của những đầu bếp chuyên nghiệp

Khi thực sự bước vào ngành đầu bếp, bạn sẽ phải học hỏi rất nhiều điều mới lạ. Một trong những điều quan trọng tiên quyết đó là kiến thức về công việc cơ bản đầu tiên của một đầu bếp chuyên nghiệp.

1. Đầu bếp chuyên nghiệp khác gì so với nhân viên nấu ăn

Đầu tiên đó là sự khác biệt về trình độ tay nghề. Nhân viên nấu ăn là những người thực hiện những công việc cơ bản, không được đào tạo qua một trường lớp chuyên nghiệp nào. Nhân viên nấu ăn luôn nằm dưới quyền của đầu bếp, làm theo chỉ thị của đầu bếp. Trong khi đó, đầu bếp chuyên nghiệp được đào tạo qua trường lớp, các khoá học về ẩm thực chuyên nghiệp. Hoặc họ có các chứng chỉ/bằng cấp tương đương. Họ được công nhận trên các tiêu chí đánh giá cấp bậc.

Bên cạnh đó là khác biệt về kinh nghiệp nấu nướng. Nhân viên nấu ăn thường có kinh nghiệm nấu nướng tại các quán ăn bình dân hoặc nhà ăn của các công ty. Thường chế biến thức ăn theo công thức có sẵn, món ăn thường không đảm bảo cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Còn đầu bếp chuyên nghiệp đã có kinh nghiệm làm việc tại các khách sạn, nhà hàng nổi tiếng. Chế biến đồ ăn đảm bảo về cả mặt hình thức và dinh dưỡng. 

lớp học đầu bếp Để theo nghề bếp đường dài, bạn cần học tại các trung tâm đào toạ uy tín

2. Phụ bếp (Commis) – Vị trí đầu tiên các các đầu bếp chuyên nghiệp

2.1. Commis là vị trí gì?

Commis là tên gọi của vị trí Phụ bếp trong nhà hàng, khách sạn. Công việc của bạn là làm theo chỉ thị, yêu cầu hay những công việc phụ nhỏ trong căn bếp. Dù đây là vị trí vất vả và dễ khiến bạn nản lòng nhưng bù lại, bạn sẽ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thực tế để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai.

2.2. Mô tả công việc của 1 phụ bếp 

Công việc của một phụ bếp bao gồm ba giai đoạn chính bao gồm: bước chuẩn bị, bước hỗ trợ và sau cùng là bước vệ sinh. Bên cạnh ba giai đoạn chính này là những công việc bên lề khác. Sau đây là các công việc cụ thể của một phụ bếp: 

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

  • Chuẩn bị nguyên liệu và các thành phần của món ăn theo công thức. 
  • Chuẩn bị các công cụ, dụng cụ cần thiết, phù hợp.
  • Kiểm tra kỹ càng hàng hóa nhập vào và xuất ra. 
  • Sơ chế nguyên liệu theo chỉ thị của cấp trên. 
  • Báo cáo khẩn cấp với cấp trên khi phát sinh bất kỳ vấn đề gì.

Giai đoạn 2: Hỗ trợ

  • Tại các thời điểm cao điểm, Phụ bếp sẽ đảm nhận vai trò hỗ trợ tất cả những vị trí khác và đặc biệt là tiếp thực theo chỉ thị của cấp trên.
  • Đảm bảo kỹ năng chuẩn chỉ với vị trí của một người Tiếp thực trước khách hàng.

Giai đoạn 3: Vệ sinh

  • Giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc chung. 
  • Vệ sinh dụng cụ, tủ, kệ đựng. Sắp xếp dụng cụ, thực phẩm gọn gàng. 
  • Chấp hành đúng các nội quy về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
  • Đảm bảo mọi thiết bị cũng như máy móc hoạt động tốt. Bảo quản đúng quy trình các thiết bị và máy móc của Bếp. 

đầu bếp sơ chế đồ ăn Phụ bếp là vị trí đầu tiên bạn sẽ làm khi bắt đầu sự nghiệp của mình

Các công việc khác: 

  • Linh hoạt hỗ trợ các vị trí khác trong bếp.
  • Làm theo các chỉ thị từ Bếp Trưởng, Bếp Phó và Tổ Trưởng.
  • Linh hoạt học hỏi cách chế biến món ăn từ Bếp Trưởng để có thể hỗ trợ trọn vẹn hơn.
2.3 Yêu cầu đối với vị trí phụ bếp

Để trở thành một phụ bếp chuyên nghiệp, bạn cần phải đạt được những yêu cầu như sau: 

  • Chăm chỉ, siêng năng.
  • Ham học hỏi, thích trải nghiệm.
  • Trung thực, nhiệt huyết. 
  • Có đam mê, tình yêu với nghề bếp. 
  • Có óc quan sát, sáng tạo. 
  • Chịu đựng được áp lực, cường độ công việc cao. 

lớp học nấu ăn Bất kể vị trí nào cũng sẽ cần bạn có kiến thức và kĩ năng nhất định

Nếu bạn đang mong muốn theo đuổi ngành đầu bếp chuyên nghiệp, hãy tìm hiểu các khóa học nhận bằng cấp quốc tế của Học viện Quốc tế CHM nhé. 

Mời đặt câu hỏi cho chúng tôi

Học viện sẽ trực tiếp liên hệ với bạn trong vòng 48h để giải đáp cụ thể mọi thắc mắc về vấn đề tuyển sinh và học tập của bạn!

image